Bí Mật 27 - Trèo cao té đau

Trèo cao té đau. Đừng ước mơ xa vời. Hãy sống thực tế

Này, những người không hài lòng với sự ổn định! Nếu bạn muốn bứt phá, nếu bạn muốn làm được những điều lớn lao, nếu bạn không tin nơi mình đang ở là giới hạn của bản thân, thì đừng để câu "Trèo cao thì té đau" cản bước bạn.

Không chỉ bố mẹ, đã không biết bao nhiêu lần bạn bè Sang đã nói với Sang câu này. "Trèo cao thì té đau". "Sống thực tế đi". "Đừng mơ mộng nữa!". Năm 2014, không hài lòng với nơi mà mình đang đứng, Sang bỏ lại tất cả, qua Hong Kong làm lại từ đầu. Khi Sang nói ra điều này với những người thân thương nhất của mình, gần như tất cả mọi người đều có cùng một phản ứng: bất an, và muốn Sang dừng lại. Ai cũng nghĩ Sang điên khi quyết định bỏ đi. Mọi người đơn giản là không hiểu nổi. Tại sao vậy? Chấp nhận thực tại không phải tốt hơn ư? Cuộc sống ổn định này có gì đáng ghét? Tại sao phải mạo hiểm đến thế vì một thứ mơ hồ mang tên "hoài bão", "khát vọng"?

Bạn biết không, thật ra phản ứng đó không có gì sai. Không bố mẹ nào muốn nhìn thấy con mình mất hết tất cả, cũng không bố mẹ nào muốn con mình đặt chân ra khỏi vùng an toàn. Trèo cao thì té đau ư? Thật ra câu đó rất đúng. Cái giá phải trả cho những người ngông cuồng là họ sẽ ngã rất đau, rất đau, và đương nhiên là sự đau đớn đó không diễn ra chỉ một lần. Sang đã lường trước được những hệ quả này, và chấp nhận nó như cái giá phải trả. Nếu bạn đã bước lên hành trình này, thì trước hết, bạn đừng sợ đau. Vì Sang chắc chắn, bạn sẽ vô cùng đau đớn.

Painstretch image

Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao những nước phương Tây luôn đi đầu thế giới về mặt công nghệ và kỹ thuật? Vì sao mọi phát kiến quan trọng trên thế giới này đều là do người phương Tây tìm ra? Khi có cơ hội qua Mỹ, Sang đã trả lời được câu hỏi đó. Đó là vì, sự tò mò về thế giới bên ngoài và tham vọng vô hạn đã ăn sâu vào máu thịt của họ. Tổ tiên của họ đã từng là những người không ngại những cuộc viễn chinh, lênh đênh trên biển hàng ngàn ngày đêm để vẽ cho được bản đồ thế giới. Hãy đọc lại lịch sử mà xem, bạn sẽ thấy, khi xâm chiếm được bất kỳ một lãnh thổ nào, họ sẽ thu thập sách của người bản địa, học bằng hết những tinh hoa của cư dân nơi này. Chính vì tư duy muốn chinh phục tất cả những giới hạn, các nhà khoa học phương Tây mới là những người đầu tiên thiết kế động cơ hơi nước, chế tạo súng máy và xây những tuyến đường sắt. Họ biết rằng trèo cao thì sẽ té đau, và họ chấp nhận chuyện đó. Khi Cristoforo Colombo dẫn đầu đoàn thám hiểm, ông biết rằng mình rất có thể sẽ bị một cơn sóng thần ngoài khơi dìm chết. Họ biết mình có khả năng sẽ thất bại, và họ không sợ điều đó.

Những câu chuyện đầy cảm hứng về những cuộc phát kiến ấy đã đúc kết cho Sang một bài học: Nếu bạn muốn làm những điều lớn lao, thất bại là thứ bạn chắc chắn không được phép sợ. Thất bại sẽ khiến bạn phải trả giá. Bạn có thể mất tiền, mất công sức, mất sức khỏe. Tùy vào cái đích mà bạn nhắm đến, bạn buộc phải mạo hiểm ở một mức độ khác nhau. Nhiều người hỏi Sang: Có gì bên ngoài vùng an toàn thế? Tại sao có nhiều người muốn bước ra đến vậy? Sang chỉ cười và nói rằng: Ngoài đó thật đẹp và thật tuyệt vời, nhưng nếu tuột tay, bạn sẽ ngã. Cú ngã đó có thể khiến bạn vĩnh viễn sợ hãi nơi đó và không dám bước ra lần nữa. Nhưng những người thành công là những người đã ngã hàng trăm, hàng ngàn lần mà vẫn đứng dậy, tiếp tục trèo lên.

Nofear image

Hãy nhìn những người mà truyền thông vẫn tung hô: Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos,... Nhìn vậy thôi, chứ không ai từng thất bại nhiều hơn họ đâu. Colonel Harland Sanders - người sáng lập thương hiệu KFC - đã bỏ lại tất cả, dành 2 năm để đi đến mọi ngóc ngách của nước Mỹ, với hành trang là công thức của món gà rán mà bây giờ bạn vẫn quen thuộc. Bạn biết ông ấy nhận được bao nhiêu lời từ chối từ các nhà hàng không? Hơn 1000 lời từ chối, trước khi có một nhà hàng gật đầu với ông. Ông ấy đã trèo cao, và đã té hơn 1.000 lần. Thomas Edison, người đã chế tạo bóng đèn, thì sao? Ông ấy cũng đã trèo cao, và đã té 10.000 lần. Không ngẫu nhiên đâu, khi "thất bại nhanh, thất bại thường xuyên và thất bại ngã về phía trước" trở thành một trong những giá trị cốt lõi của Google. Rốt cuộc thì, chúng ta chẳng đi được đến đâu cả nếu không dám thất bại. Vì chỉ có thất bại mới cho bạn những bài học đắt giá.

Nếu bạn muốn một tương lai phi thường, bạn không thể ở mãi trong sự ổn định. Bạn phải chấp nhận sự bất ổn vô cùng tất yếu này. Sự bất ổn ấy có thể khiến bạn ngã rất đau. Khi đó, bạn đã học được một số bài học. Hãy rút kinh nghiệm, đứng dậy và kiên trì trèo tiếp. Chúng ta trưởng thành từ những bài học. Và bài học ở đâu ra? Ở chính nơi đã khiến bạn ngã đó! Vì thế, khi bạn ngã xuống, hãy học bài học ở đó, và đứng dậy thật nhanh, rồi đi tiếp. Tin Sang đi, bạn sẽ ngã thêm lần nữa, lần nữa, rồi lại lần nữa. Bạn sẽ sớm quen với nó. Và cứ mỗi lần ngã xuống như vậy, bạn lại càng mạnh mẽ thêm. Thất bại không giết chết bạn, chỉ có sự chần chừ và sợ hãi mỗi khi ngã xuống mới giết chết thời gian mà bạn đang có.

:::caution

Chiến binh X.0 hãy lập ra danh sách những ước mơ của bạn.

👉 Dành ra 15 - 20 phút để tập thói quen nhìn vào những ước mơ của bạn mỗi ngày, và thực hiện từng bước nhỏ để hiện thực hoá chúng.

Ví dụ:

  • Hãy nghĩ về những gì bạn muốn. Bạn muốn đi du lịch ở đâu? Những thành tựu bạn muốn đạt được trong cuộc sống là gì? Những điều vĩ đại bạn muốn thực hiện?
  • Bạn cảm thấy phấn khởi vì điều gì, hãy thực hiện điều đó với niềm đam mê thực sự. Tất cả những ước mơ ấy phải thực sự là của bạn.

:::

:::note

"Đừng bao giờ ngại ước mơ, vì mơ ước không tiêu tốn của bạn điều gì cả. Nó chỉ tốn thời gian nếu bạn không bao giờ bắt tay vào thực hiện." :::

Was this page helpful?
SOWX.0
Copyright © 2022 Sang Le Tech. All Rights Reserved.